139 lượt xem
SỰ KHÁC BIỆT GIỮA ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NHẬT BẢN VÀ TRUNG QUỐC
Trong chúng ta có lẽ không ai là chưa từng nghe đến đông trùng hạ thảo – loại dược liệu nổi tiếng nhiều công dụng, được mệnh danh là quý giá hơn vàng. Thế nhưng bạn có biết rằng không chỉ có một loại đông trùng hạ thảo, và đông trùng hạ thảo ở Trung Quốc và Nhật Bản là rất khác nhau?
Chúng khác biệt ở những điểm nào? Hiệu quả của chúng ra sao? Hãy cùng JMG Health Station tìm hiểu nhé.
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC: ĐỊNH NGHĨA KHÁC BIỆT
▶ Ở Trung Quốc cũng như trong y học phương Đông cổ truyền, nhắc đến đông_trùng_hạ_thảo là nhắc đến dạng ký sinh của loài nấm có tên khoa học Ophiocordyceps sinensis lên ấu trùng của loài bướm đêm, chỉ được tìm thấy ở các vùng cao nguyên 3,500 m trên mực nước biển quanh dãy núi Himalaya. Cụ thể, loại Đông được quý giá này phân bố ở Nepal, Tây Tạng, Vân Nam (Trung Quốc), Myanmar., Bhutan và Ấn Độ.
▶ Tuy nhiên loài bướm đêm khổng lồ – vật chủ ký sinh của nấm Ophiocordyceps_sinensis lại không sinh sống ở Nhật Bản. Nói cách khác, chúng ta không thể tìm thấy loại “đông trùng hạ thảo” đúng theo định nghĩa của Trung Quốc ngoài thiên nhiên Nhật Bản.
🔖 🔖 Vậy đông trùng hạ thảo của Nhật Bản là gì?
▶ Trên thực tế, Ophiocordyceps sinensis không phải là loại nấm duy nhất ký sinh lên côn trùng. Hiện tượng này có thể xảy ra trên các loại nấm cùng chi Ophiocordyceps và Cordyceps và nhiều loại bướm đêm có cùng “họ hàng” Thitarodes với nhau. Ở Nhật Bản, tất cả chúng đều được gọi chung là đông trùng hạ thảo.
▶ Đông trùng hạ thảo Nhật Bản có trên 350 loại. Do bản chất là nấm hình thành thể quả sử dụng ấu trùng côn trùng làm chất dinh dưỡng, hiệu quả của mỗi loại là rất khác nhau tùy vào loại nấm hoặc ấu trùng.
🔖 🔖 Tóm lại, định nghĩa về Đông trùng hạ thảo giữa Nhật Bản và Trung Quốc có sự khác biệt khá rõ. Trong khi Nhật Bản hiểu đông trùng hạ thảo theo nghĩa rộng (tất cả các loài nấm thuộc chi Ophiocordyceps/ Cordyceps ký sinh lên côn trùng thuộc chi Thitarodes) thì Trung Quốc thường hiểu nó theo nghĩa hẹp (gần như chỉ giới hạn trong một loại nấm ký sinh duy nhất).
▶ Ophiocordyceps sinensis là loài đông trùng hạ thảo nổi tiếng nhất, đã được sử dụng như vị thuốc quý hàng trăm năm nay với hiệu quả dược tính không thể nghi ngờ. Những năm gần đây, do khai thác ồ ạt, đông trùng hạ thảo Ophiocordyceps sinensis trong tự nhiên đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt, số lượng nhập khẩu vào thị trường nội địa Nhật nói riêng và các nước ngoài Trung Quốc nói chung trở nên cực kỳ khan hiếm.
ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO SỬ DỤNG TẠI NHẬT BẢN HIỆN NAY LÀ LOẠI NÀO? HIỆU QUẢ RA SAO?
▶ Dù nuôi trồng nhân tạo đông trùng hạ thảo được đánh giá là khó khăn nhưng với công nghệ tiên tiến, một số đơn vị nghiên cứu khoa học ở Nhật Bản đã nuôi trồng thành công Ophiocordyceps sinensis trong môi trường nhân tạo. Bên cạnh đó, Nhật Bản cũng nuôi trồng tốt đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris – nguồn thay thế phổ biến nhất hiện nay cho Ophiocordyceps sinensis.
▶ Tuy nhiên dù nuôi trồng hiệu quả đến đâu, 2 loại đông trùng hạ thảo nói trên đều không đủ số lượng ổn định để sản xuất hàng loạt. Do vậy, nhiều cơ quan khoa học Nhật Bản đã và đang tiến hành rất nhiều nghiên cứu trên các loài đông trùng hạ thảo khác ở nước này. Tuy chưa có bề dày lịch sử nghiên cứu và ứng dụng như Ophiocordyceps sinensis, nhưng nhiều tài liệu đã chứng minh đông trùng hạ thảo Nhật Bản giàu chất dinh dưỡng và cũng có hiệu quả rất tốt trong việc hỗ trợ các bệnh nan y như ung thư, suy giảm trí nhớ, bệnh tự miễn, suy hô hấp mãn tính v.v.
▶ Đông trùng hạ thảo từ lâu đã được chứng minh công dụng của nó trong việc điều trị và hỗ trợ điều trị các bệnh về gan, phổi, thận. Chẳng hạn, theo Đông y, nguyên nhân của các bệnh như suy hô hấp mãn tính, viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng, hen suyễn, v.v. đều là do suy giảm chức năng phổi và thận. Đông trùng hạ thảo thường được sử dụng để kê đơn cho những trường hợp này bởi nó vô cùng hiệu quả trong giảm ho và chống viêm, cũng như tăng cường vượt trội chức năng phổi và thận. Ngoài ra đông trùng hạ thảo cũng thường xuyên được sử dụng khi cần cầm máu và làm tan đờm đặc.
CÔNG NGHỆ NUÔI TRỒNG ĐÔNG TRÙNG HẠ THẢO CỦA NHẬT BẢN
▶ Đi kèm với công dụng ngày càng được khẳng định, ưu điểm của đông trùng hạ thảo Nhật Bản còn nằm ở quy trình sản xuất nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và tính an toàn.
▶ Như đã đề cập ở trên, nuôi trồng nhân tạo đông trùng hạ thảo là công việc vô cùng khó khăn. Nếu sử dụng 100% đông trùng hạ thảo nuôi nhân tạo để nuôi cấy lặp đi lặp lại qua nhiều đời, công dụng của chúng sẽ dần kém đi đáng kể. Do đó, người ta phải liên tục thu thập đông trùng hạ thảo tự nhiên và sử dụng chúng làm nguồn nuôi trồng nhân tạo, nhằm duy trì chất lượng tốt nhất cho sản phẩm. Đây là quy trình khó khăn và tốn kém, bởi không phải mùa nào trong năm cũng dễ dàng bắt gặp đông trùng hạ thảo tự nhiên, và ngay cả các chuyên gia dày dạn kinh nghiệm nhất cũng có thể phải mất nhiều ngày tìm kiếm.
▶ Trước khi đưa vào nuôi cấy, tất cả những bộ phận hỏng hoặc bị tổn thương dù nhỏ đến mức không thể thấy bằng mắt thường đều phải được loại bỏ. Ấu trùng phải được diệt khuẩn để đảm bảo vô trùng. Trong quá trình nuôi cấy, chỉ những cá thể khỏe mạnh nhất mới được chọn lọc dựa theo nguyên tắc cạnh tranh. Quy trình này lặp lại nhiều lần, nhờ đó chất lượng sản phẩm đầu ra luôn được giữ ở chất lượng cao nhất.
▶ Dưỡng chất nuôi cấy và môi trường nuôi cấy cũng luôn phải được đảm bảo vô trùng. Phòng nuôi cấy phải sử dụng máy lọc không khí hiệu suất cao 24h/ngày và 365 ngày/năm với các yếu tố nhiệt độ – độ ẩm – cường độ ánh sáng được kiểm soát chặt chẽ. Công nghệ nuôi cấy và máy móc hiện đại liên tục được đầu tư nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả và sản lượng nuôi cấy. Sản phẩm đầu ra cần trải qua các xét nghiệm an toàn như xét nghiệm độc tính cấp, xét nghiệm độc tính bán cấp, xét nghiệm đột biến gene, xét nghiệm độc tính gene, v.v. với quy chuẩn nghiêm ngặt của Nhật Bản trước khi đưa ra thị trường.
Hi vọng bài viết trên giúp các bạn hiểu rõ hơn về bản chất của dược liệu quý giá đông trùng hạ thảo để có sự lựa chọn phù hợp nhất cho mình!
Nguồn JMG Health Station
Bình luận trên Facebook